trangtrendy
Thành Viên
Tổng số bài gửi : 163
DVT : 483
Reputation : 0
Join date : 09/09/2010
|
Tiêu đề: Thế giới đồng tính trong bóng đá Wed Mar 23, 2011 7:23 pm |
|
|
Như một lẽ đương nhiên, nhiều người đã đặt câu hỏi có hay không tồn tại một thế giới thứ ba trong làng bóng đá Việt?
>> Trọng tài ban ngày, gái nhảy ban đêm >> Dân đồng tính “phản pháo” chủ tịch FIFA: Blatter nên biến đi! >> Scandal đồng tính của cầu thủ Đức lại nóng >> Nhận mình là gay, một cầu thủ bị đuổi khỏi đội bóng >> Video: David Beckham bị đồng tính?
Ảnh minh họa. 28 năm kể từ khi giải bóng đá đầu tiên dành cho những cầu thủ đồng tính được tổ chức, khái niệm thế giới thứ ba dường như vẫn là phạm trù nhạy cảm trong làng. Những cầu thủ đồng tính, hầu hết không dám công khai bản thân mình và số ít dám khẳng định bản thân phải chịu kết thúc bi thảm. Thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, liệu đã đến lúc những cầu thủ đồng tính khẳng định mình và xứng đáng được hưởng sự coi trọng.
Sự thực thì World Cup bóng đá đồng tính tổ chức tháng 5/2009 không phải là lần đầu tiên người ta chứng kiến một giải đấu dành cho những cầu thủ thuộc thế giới thứ ba khẳng định. Trong nỗ lực chống lại sự kỳ thị, cô lập, một liên đoàn bóng đá đồng tính thế giới thậm chí đã được thành lập từ 18 năm trước (1992). Tất nhiên, với sự lớn mạnh không ngừng của liên đoàn này, hàng loạt giải đấu bóng đá đồng tính đã diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Những giải đấu lớn ấy, ban đầu diễn ra với sự dè dặt và số lượng tham gia không lớn. Phần lớn các đội bóng tham gia (với số lượng hạn chế) là những đội bóng gay đến từ nhiều hạt, bang trong nước Mỹ. Nhưng qua thời gian, các giải đấu đồng tính bắt đầu được thừa nhận và thu hút sự tham gia của các đội bóng nước ngoài. Qua một số lần tổ chức, các giải đấu thậm chí được nhân rộng và tổ chức tại nhiều nước bên ngoài biên giới nước Mỹ. Đến năm 2007, Buenos Aires (thủ đô của Argentina) thậm chí đã lần đầu đại diện cho Nam Mỹ đăng cai một giải đấu quy mô lớn dành cho các cầu thủ thuộc thế giới thứ ba.
Sự lớn mạnh không ngừng của các giải đấu này mang lại nguồn động viên lớn cho những người thuộc thế giới thứ ba còn ngại ngần. Những giải đấu bắt đầu trở nên phong phú, khi không chỉ có đồng tính nam (gay) mà cả các cầu thủ đồng tính nữ (Lesbian) cũng háo hức tham gia giải. 25 giải đấu, với cả nội dung tranh tài của nam và nữ đồng tính, vì thế đã được tổ chức suôn sẻ. Mức độ phát triển của nó lớn đến mức, BTC phải nhiều lần đổi tên giải, từ Gay Football Tournament, Gay World Cup và đến giờ là IGLFA World Cup nhằm đảm bảo bao hàm được hết các hạng mục thi đấu.
Một thống kê không chính thức cũng cho thấy, hàng triệu lượt khán giả đã bị thu hút cổ vũ cho các giải đấu này. Nó là lý do giải thích tại sao, riêng tại IGLFA World Cup, cả trăm triệu USD tiền tài trợ, tiền bản quyền và tiền quảng cáo, bán vé đã được BTC công bố. Phần lớn các trận đấu thậm chí được tường thuật trực tiếp.
Bóng đá là môn thể thao Vua và tác động không biên giới của nó khiến mọi cầu thủ tham gia IGLFA World Cup nói rằng họ tự hào về giới tính của mình. Nhưng khi bước ra khỏi ánh hào quang từ những giải đấu dành cho riêng mình, cầu thủ đồng tính vẫn chưa thể thoát ra khỏi bi kịch của sự kỳ thị. Như một quy luật bất thành văn, không đội bóng danh tiếng nào trên thế giới muốn tiếp nhận cầu thủ chuyên nghiệp có vấn đề giới tính. Sự kỳ thị có lẽ còn khủng khiếp hơn nạn phân biệt chủng tộc ấy chưa hề thay đổi qua hàng thập kỷ. Và đó, là lý do giải thích tại sao người ta từng phải chứng kiến bi kịch đau lòng của người dũng cảm duy nhất từng dám đứng lên nhận mình là gay trong làng bóng đá chuyên nghiệp.
Bi kịch Fashanu
Fasanu là cầu thủ duy nhất trong làng bóng đá hiện đại được biết đến với tư cách một cầu thủ đồng tính công khai. Tài năng của tuyển thủ da màu này chẳng kém cạnh ai, khi anh từng thi đấu cho những CLB nổi tiếng bậc nhất nước Anh trong thập kỷ 80 như Nottingham Forest hay Norwich. Năm 1980, pha lập công của anh vào lưới Liverpool thậm chí còn được tờ báo danh tiếng BBC trao giải bàn thắng của mùa. Ở nước Anh những năm 80, Fashanu thậm chí còn được lưu danh, với tư cách cầu thủ giữ kỷ lục chuyển nhượng đối với một cầu thủ da màu, khi chuyển về thi đấu cho Nottingham Forest từ Norwich.
Nhưng kể từ sau tuyên bố tôi là gay gây chấn động dư luận, bi kịch bắt đầu xảy đến với Fashanu. Anh bị cô lập ở Nottingham Forest, trước khi phải vật vã neo đậu ở hàng chục CLB khác nhau, từ Anh, Mỹ, Canada cho đến tận Scotland. Nhưng ở đâu, anh cũng không thể trụ được lâu vì luôn bị kỳ thị. Quá bế tắc và bất lực, Fashanu đã tự tử ở tuổi 37, để lại vô vàn nuối tiếc trong lòng những người hâm mộ túc cầu giáo. Tấn bi kịch mà Fashanu vướng phải, cũng là bài học khiến số cầu thủ đồng tính đang chơi bóng chuyên nghiệp hiện nay không còn dám công khai.
Dù ở những giải đấu hàng đầu châu Âu hiện nay, thi thoảng vẫn xuất hiện những lời đồn thổi về các cầu thủ có giới tính nghi vấn. Năm 2009, một cáo buộc trên báo chí Italia thậm chí khẳng định có 12 cầu thủ đồng tính tại giải chuyên nghiệp nước này. Tại World Cup 2010, HLV trưởng đội tuyển Đức và nhiều cầu thủ khác của những cỗ xe tăng, thậm chí còn bị cáo buộc là gay. Tuy nhiên, tất cả chỉ là nghi vấn và chẳng một cầu thủ thuộc thế giới thứ ba nào còn dám đưa giới tính thật của mình ra ánh sáng nữa.
Thế giới thứ ba trong bóng đá Việt Nam
Như một lẽ đương nhiên, nhiều người đã đặt câu hỏi về chuyện có hay không tồn tại một thế giới thứ ba trong làng bóng đá Việt? Ở một đất nước mà văn hóa truyền thống luôn được tôn trọng, chuyện một cầu thủ Việt nào đó thừa nhận mình là gay là chuyện không tưởng. Thậm chí, do nỗi lo sợ bị kỳ thị, người ta tin rằng các cầu thủ thuộc thế giới thứ ba sẽ chủ động giấu mình hết mức có thể.
Nhưng bất chấp điều đó, vài năm qua, những lời đồn thổi về giới tính trong làng bóng đá Việt Nam vẫn xuất hiện. Thậm chí, cả một HLV có uy tín, được trọng vọng nhất trong BĐVN cũng bị nghi ngờ có vấn đề. Trong bối cảnh đặc thù của bóng đá, cầu thủ, HLV sinh hoạt chung và tập luyện dài ngày với nhau, khó ai dám phủ nhận hoàn toàn những tin đồn thất thiệt.
Ở các CLB bóng đá nữ của ta, thì từ hậu trường đã lâu rộ lên thông tin rằng bất kỳ đội bóng nào cũng có những cặp đôi, hoặc ít nhất một cầu thủ les. Xem giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, nhiều chuyên gia thậm chí còn nói vui: Nhờ cặp kè với nhau mà tụi nó đá tốt hơn hẳn. Những người thường xuyên theo dõi bóng đá tin rằng, vì lý do này nên lãnh đạo các CLB đã không can thiệp quá sâu hoặc ngăn cấm việc kết đôi trong đội bóng của mình.
Trong xu thế toàn cầu hóa của xã hội hiện đại, những người đồng tính đã dần được chấp nhận. Nhưng trong thế giới bóng đá, cầu thủ gay hay les vẫn phải chấp nhận sống trong bóng tối vì nỗi lo bị kỳ thị. Số ít ỏi những người dám lên tiếng, như Fashanu, thì phải chịu kết thúc đầy bi kịch. Một năm mới, cũng là năm bắt đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, hy vọng sẽ là thời điểm những cầu thủ đồng tính trên khắp thế giới được nhìn nhận như những cầu thủ bình thường. Khi đó, biết đâu sẽ có một Fashanu thứ hai, thứ ba xuất hiện ở Mỹ, ở Italia, Anh hay thậm chí cả trong làng bóng Việt Nam nữa.
>> Trọng tài ban ngày, gái nhảy ban đêm >> Dân đồng tính “phản pháo” chủ tịch FIFA: Blatter nên biến đi! >> Scandal đồng tính của cầu thủ Đức lại nóng >> Nhận mình là gay, một cầu thủ bị đuổi khỏi đội bóng >> Video: David Beckham bị đồng tính? Đặt Cược Với Chuyên Gia Lăn Banh - Không Thua, Ngại Gì Không Thử? Theo Đời Sống Pháp Luật Xem thêm: game thoi trang chơi game bao bong da tro choi truc tuyen tra cuu diem thi dh 2010 boi tinh yeu
|
|